Giới thiệu

An toàn và vệ sinh lao động ( viết tắt : ATVSLĐ), trước còn gọi là Bảo hộ lao động, tiếng Anh : Occupational safety and health (OSH) hay occupational health and safety (OHS) hoặc workplace health and safety (WHS) là một lĩnh vực liên quan đến an toàn, sức khỏe và phúc lợi người tham gia vào công việc hoặc việc làm. Tổng hợp tất cả các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật… nhằm mục tiêu là thúc đẩy một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh như cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động. ATVSLĐ cũng có thể bảo vệ đồng nghiệp, các thành viên gia đình, người sử dụng lao động, khách hàng và nhiều người khác có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường làm việc.

Bảo hộ lao động là một môn khoa học về an toàn và vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy nổ (tức là các mặt về an toàn và vệ sinh môi trường lao động). Cụ thể, bảo hộ lao động nghiên cứu nguyên nhân và tìm các giải pháp phòng ngừa: tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố gây độc hại trong lao động, sự cố cháy nổ trong sản xuất; đồng thời tìm giải pháp đảo bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho người lao động.

Nội dung chủ yếu của bảo hộ lao động là an toàn lao động, vệ sinh lao động. Bởi vậy, trong nhiều trường hợp người ta dùng cụm từ “an toàn và vệ sinh lao động” để chỉ công tác Bảo hộ lao động. Trong trường hợp nói đến Bảo hộ lao động, chúng ta hiểu đó là bao gồm cả an toàn lao động, vệ sinh lao động và cả những vấn đề về chính sách đối với người lao động như: vấn đề lao động và nghỉ ngơi, vấn đề lao động nữ, vấn đề bồi dưỡng độc hại.

Bảo hộ lao động gồm 4 phần:

Pháp luật bảo hộ lao động
Vệ sinh lao động
Kỹ thuật an toàn (tiếng Anh: Safety engineering)
Kỹ thuật phòng chống cháy nổ (tiếng Anh: Fire protection hay Fire safety)

Việc trang bị cá nhân bảo hộ lao động cho các công nhân, kỹ sư là công việc cần được chú trọng nhằm giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động tại các nhà máy, xí nghiệp.

Các sản phẩm đồng phục bảo hộ lao động phổ biến hiện nay:

Quần áo bảo hộ: chống cháy, chống bám, chống thấm, chống axit, phản quang.
Giày bảo hộ: gia cố bằng kim loại, bảo về đầu ngón chân, chống thấm nước.
Mũ bảo hộ: chống va đập, chịu lực, bảo vệ vùng đầu.
Kính bảo hộ: chống tia lửa, bảo về vùng mắt
Găng tay bảo hộ: cách nhiệt, chống cháy, gồm găng tay kim loại và găng tay vải.
Tai chống ồn: chống ô nhiễm âm thanh, âm thanh công suất lớn gây hại cho màng nhĩ.
Mặt nạ bảo hộ: chống các tia lửa bắn vào mặt 

KHÓA HỌC HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG

VÀ CHỨNG CHỈ AN TOÀN LAO ĐỘNG :

Viện Đào tạo Nhân lực và Hợp tác Quốc tế là cơ sở được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện và cấp Chứng chỉ an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Với đội ngũ chuyên gia, giảng viên đến từ Cục Quản lý An toàn – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo nhu cầu của các đơn vị (cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp, cơ quan….) cho các đối tượng như: Người sử dụng lao động, người lao động, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách về BHLĐ, An toàn vệ sinh lao động.

Khóa đào tạo, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động được xây dựng theo chương trình khung và cho các đối tượng được quy định tại Thông tư 27/2013/TT – BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

I. Đối tượng huấn luyện

Đối tượng huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 139, Điều 150 Bộ luật lao động, gồm các nhóm sau:

1. Nhóm 1: Người làm công tác quản lý

a. Giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp; người đứng đầu và cấp phó các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp; người phụ trách công tác hành chính, nhân sự; quản đốc các phân xưởng hoặc tương đương;

b. Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã; chủ hộ kinh doanh cá thể; chủ hộ gia đình có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;

c. Thủ trưởng và cấp phó: các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

2. Nhóm 2:

a. Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở;

b. Người làm công tác quản lý kiêm phụ trách công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.

3. Nhóm 3:

Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vệ sinh lao động theo quy định trong thông tư 27/2013/TT – BLĐTBXH (danh mục kèm theo).

4. Nhóm 4:

Người lao động không thuộc 3 nhóm nêu trên (lao động là người Việt Nam, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động)

III. Nội dung huấn luyện

1. Nhóm 1: được huấn luyện kiến thức chung chủ yếu sau đây:

a. Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

b. Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở;

c. Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng ngừa.

2. Nhóm 2: được huấn luyện kiến thức chung bao gồm:

a. Kiến thức chung như nhóm 1;

b. Nghiệp vụ tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cơ sở;

c. Tổng quan về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn.

3. Nhóm 3: được huấn luyện kiến thức chung và chuyên ngành gồm:

a. Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

b. Tổng quan về công việc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

c. Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

d. Kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

đ. Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động.

4. Nhóm 4: Nội dung huấn luyện nhóm 4 gồm 2 phần sau:

a. Phần 1: Huấn luyện kiến thức chung về an toàn lao động, vệ sinh lao động (huấn luyện tập trung);

b. Phần 2: Yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.II. Thời gian đào tạo và Học phí

1. Học phí học tập trung tại Viện như sau:

TT TÊN LỚP CHI PHÍ  
1 Lớp KTAT – VSLĐ nhóm 1

Chi phí: 300.000

 
2 Lớp KTAT – VSLĐ nhóm 4

Chi phí: 250.000

 
3 Lớp kỹ thuật sơ cấp cứu

Chi phí: 200.000

4 Lớp Kỹ thuật An toàn Điện  

Chi phí: 400.000

 
5 Lớp kỹ thuật An toàn vận hành thiết bị nâng

Chi phí: 400.000

 
6 Lớp Kỹ Thuật An toàn vận hành thiết bị áp lực

Chi phí: 400.000

 
7 Lớp Kỹ thuật An toàn leo cao

Chi phí: 400.000

 
8 Lớp Kỹ thuật An toàn sử dụng hóa chất

Chi phí: 400.000

 
9 Lớp Kỹ thuật An toàn hàn điện – hàn hơi

Chi phí: 400.000

 
10 Lớp kỹ thuật an toàn trong vận hành, sử dụng gas khí đốt

Chi phí: 300.000

 
11 Lớp kỹ thuật an toàn làm việc trên công trường xây dựng

Chi phí: 400.000

 
12 Lớp kỹ thuật an toàn vận hành nồi hơi

Chi phí: 400.000

 
13 Lớp huấn luyện cán bộ làm công tác an toàn – bảo hộ lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp (nhóm 2)

Chi phí: 800.000

 
14 Lớp huấn luyện an toàn viên, vệ sinh viên

Chi phí: 350.000 đồng/người

 2.  Quý cơ quan/doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức đào tạo inhouse cho đơn vị xin liên hệ để được báo giá tốt nhất.

IV. Hồ sơ đăng ký huấn luyện bao gồm:

1. Bản photo Chứng minh thư nhân dân;

2. Thông tin cá nhân bao gồm: Ngày sinh, Giới tính, Quốc tịch, Số CMND, Công việc.

3. Ảnh màu (3 x 4) cm: 02 hình.

4. Học phí: đăng ký tại 362 Phạm Hữu Lầu – Xã Phước Kiểng, Huyện Nhà Bè, HCM

V. Chứng chỉ/Chứng nhận An toàn Lao động

Kết thúc khóa học học viên đạt yêu cầu sau bài kiểm tra được cấp Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động theo đúng quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội .

(Danh mục các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động)

 

Nhân Lực Chính

Công ty có đội ngũ các tiến sĩ, thanh tra kỹ thuật an toàn, kỹ sư lâu năm (20 – 25 năm) và các kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật đã từng là kiểm định viên của một số Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn trong cả nước. Bên cạnh đó Công ty còn có đội ngũ kỹ sư trẻ đầy năng động và nhiệt huyết với công việc. Là một trong những đơn vị kiểm định hàng đầu ở khu vực phía Nam.

Dịch Vụ Chính :

– Dịch vụ tư vấn về khoa học kỹ thuật, phân tích, kiểm tra, thí nghiệm phục vụ việc đảm bảo an toàn thiết bị.

– Kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư, hoá chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

– Kiểm định Dàn ép cọc, máy đào, máy khoan cọc nhồi…..

– Thiết kế, lắp đặt, kiểm tra hệ thống chống sét, nối đất nối không, các thiết bị dùng điện.

– Dịch vụ tư vấn về môi trường. Đo kiểm các yếu tố vi khí hậu, điện từ trường, khí thải công nghiệp, nước thải công nghiệp, nước sinh hoạt, yếu tố vật lý…

– Đào tạo nghề.

– Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động theo qui định của pháp luật về an toàn lao động.

– Huấn luyện cho công nhân vận hành các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

– Đào tạo cấp chứng chỉ cho thợ hàn áp lực.

– Dịch vụ tư vấn pháp luật về lao động. 

Gọi 0903.710.352 (24/24) hoặc ĐĂNG KÝ để nhận TƯ VẤN TỪ CHÚNG TÔI/b>

Đăng ký tư vấn